Viêm nang lông là tình trạng da khá thường gặp, tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, gây sự mất tự tin ở người bị viêm nang lông. Cùng Hasaki tìm hiểu về nguyên nhân bị viêm nang lông, và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho da, xem ngay!
I. Viêm nang lông là gì?
Viêm nang lông là tình trạng viêm nhiễm tại các nang lông do sự xâm nhập của vi khuẩn hoặc nấm, có thể xuất hiện ở nhiều vùng da quanh khu vực lông mọc, dẫn đến các triệu chứng như đỏ, sưng, ngứa, và nổi mụn. Viêm nang lông thường xuất hiện trên các vùng da có nhiều lông như chân, tay, nách và vùng kín.
Khi bị viêm vùng da thường gây cảm giác ngứa ngáy, đau nhức và khó chịu, với các dấu hiệu như mụn mủ, vảy và vết trầy hoặc nhiều mụn nhỏ li ti ở các nang lông, và nổi nốt đỏ. Ngoài ra, triệu chứng thường gặp nhất là lông mọc ngược, gây ngứa nang lông.
Viêm nang lông không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến tâm lý và cuộc sống của người bệnh. Nếu không được can thiệp kịp thời, tình trạng viêm nặng có thể dẫn đến áp xe, gây ra mụn nhọt riêng lẻ hoặc theo từng cụm, và nguy cơ nhiễm trùng, rụng lông, để lại sẹo vĩnh viễn.
II. Nguyên nhân bị viêm nang lông?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm nang lông, bao gồm cả yếu tố bên ngoài và bên trong. Dưới đây là những nguyên nhân chính phổ biến gây ra viêm nang lông:
1. Nguyên nhân viêm nang lông ở mặt
Viêm nang lông trên mặt thường do nhiều nguyên nhân, bao gồm mụn trứng cá, nhiễm tụ cầu vàng và một số vi khuẩn khác làm da bị tổn thương. Triệu chứng phổ biến của viêm nang lông ở mặt bao gồm da nổi mụn đầu trắng, đầu đỏ hoặc đầu đen, kèm theo ngứa và mẩn đỏ, lông mọc ngược vào trong. Tình trạng này thường kéo dài và khó chữa dứt điểm.
Đặc biệt, viêm nang lông vùng râu thường do nhiễm tụ cầu vàng, virus herpes, và nấm sợi. Xuất hiện các vết mụn viêm đỏ, có thể nằm rải rác hoặc kết thành từng mảng. Những loại mụn này thường tái phát nhiều lần, gây khó chịu và ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ của người bệnh.

2. Nguyên nhân viêm nang lông trên da đầu
Viêm nang lông trên da đầu, còn gọi là viêm nang tóc hay viêm chân tóc, chủ yếu do nhiễm khuẩn tụ cầu vàng, khi khuẩn gram âm hoặc nấm da đầu. Bệnh phổ biến ở những người làm việc trong môi trường ô nhiễm, nóng ẩm, và có da đầu dầu. Ngoài ra, việc gội đầu quá nhiều, đặc biệt với dầu gội trị gàu mạnh, làm tổn thương màng bảo vệ da, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm xâm nhập và gây viêm. Người bị viêm nang lông ở da đầu có thể gặp các vấn đề như đau da đầu, suy nhược tinh thần, suy giảm trí nhớ

3. Nguyên nhân viêm nang lông ở tay và chân
Thường xuyên cạo hoặc tẩy lông có thể gây kích ứng và viêm nang lông, đặc biệt nếu không thực hiện đúng cách. Vệ sinh cá nhân không đầy đủ mồ hôi và bụi bẩn tích tụ có thể làm tắc nghẽn và viêm nang lông. Mặc quần áo chật hoặc không thoáng khí, điều này gây cọ xát và làm tổn thương da, dẫn đến viêm. Phản ứng dị ứng với các sản phẩm chăm sóc da hoặc chất liệu vải có thể gây viêm nang lông.

4. Nguyên nhân viêm nang lông ở lưng
Viêm nang lông vùng lưng thường do nhiễm vi khuẩn, tụ cầu, vệ sinh cá nhân không sạch sẽ, dị ứng, hoặc ma sát thường xuyên với chất liệu áo thô cứng, kém thấm hút mồ hôi. Khi bị viêm nang lông ở lưng, người bệnh thường cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, và nếu nặng hơn sẽ phát triển thành nhọt, mụn viêm to hơn, khi khỏi để lại sẹo và vết thâm đen.

III. Cách phòng ngừa viêm nang lông
- Vệ sinh da hằng ngày bằng cách làm sạch các vùng da bằng xà phòng kháng khuẩn
- Chọn các sản phẩm không chứa dầu để không gây tắc nghẽn lỗ chân lông và không gây mụn
- Thay quần áo sạch và khô sau khi ra nhiều mồ hôi, tránh mặc quần áo chật.
- Tránh cạo lông quá sát và không sử dụng các phương pháp tẩy lông gây tổn thương da.
Bình luận của bạn